CÁCH CHỌN BÚT:
Bút có bốn cái “đức” (四德 – Tứ đức) (hiểu là đặc tính): đó là Tiêm, Tề, Viên, Kiện (尖、齊、圓、健), dưới đây xin lần lượt giới thiệu:
Tiêm: khi lông bút chụm lại, ngòi bút phải nhọn . Bút có nhọn thì viết chữ mới dễ ra góc cạnh , biểu lộ được thần thái . Các tác giả thư pháp thường khiêm tốn mà xưng là “phốc bút” (禿筆 – bút tù) nhưng loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư pháp . Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt . Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn .
Tề: khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được gọi là “tề” nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút sẽ đạt được cảnh giới ” Mọi sợi lông đều có lực ” (萬毫齊力 – Vạn hào tề lực) . Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi, vì vậy khi mua không làm được .
Viên: Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn . Lông bút dầy tức là khi viết sẽ có lực , nếu không dáng chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh lực . Bút “viên” khi vận sẽ được như ý . Khi chọn mua bút, ngòi bút có keo, quan sát kỹ sẽ biết có tròn đều hay không .
Kiện: Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ . Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi viết chữ sẽ có khí thế . Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có “kiện” hay không .
“Tứ đức” nói lên công dụng của cây bút, lúc chọn bút cần chú ý mình đang lâm mô thiếp nào . Gọi là ” dùng bút nhà nào được chữ nhà ấy” (用某家所用的筆,又寫他那一種字) . Cần phán đoán xem thư pháp gia đó dùng loại bút nào, bằng cách nhìn vào bút tích của họ : phong cách chữ cứng cáp dùng bút Kiện Hào, phong cách chữ tròn trịa đầy đặn dùng bút Nhu Hào, nếu không phân định được thì dùng Kiêm Hào . Đặc tính của bút sẽ quyết định tới chữ viết ra, chỉ có chọn đúng mới đạt tới cảnh giới cao của thư pháp . Còn một điểm nữa là hình chữ lớn hay nhỏ , nếu viết chữ to phải dùng bút to, viết chữ nhỏ dùng bút nhỏ . Dùng bút nhỏ mà viết chữ to sẽ làm hỏng bút mà cũng không thể vận được như ý , dùng bút to viết chữ nhỏ sẽ tương tự như dùng dao mổ trâu mà giết gà vậy .
BẢO QUẢN BÚT :
Có được cây bút tốt thì việc bảo quản phải được đặt ra hàng đầu . Dùng bút mới, đầu tiên phải biết cách “khai bút” . Lấy cây bút mới đó nhúng vào nước ấm, ngâm một lúc, khi nào lông bút rời nhau ra là được, không nên ngâm lâu vì keo ở gốc bút sẽ bị hòa tan dẫn tới tình trạng “có bút mà không có ngòi lông” , ngòi sẽ dễ bị rụng ra . Bút Tử Hào khá cứng vì thế nên ngâm lâu hơn một chút .
Làm bút ẩm là việc cần thiết trước khi viết chữ, không nên nhúng ngay bút vào mực để viết . Đầu tiên dùng nước sạch ngâm ẩm ngòi bút, sau đó nhấc bút ra, không nên ngâm lâu vì sẽ làm tan keo ở gốc ngòi bútc . Sau đó treo ngược bút lên cho đến khi ngòi bút trở về trạng thái ban đầu, mất khoảng 10 phút . Phải treo bút ở nơi khô ráo, nếu dùng bút khô mà viết chữ ngay, lông bút sẽ kết dính lại với nhau, dễ đứt gấy, mất tính đàn hồi .
Làm xong những việc đó mới đem bút ra viết, việc “nhúng mực ” (入墨 – nhập mặc) đòi hỏi học vấn cao . Muốn lấy mực vừa đủ để mực thấm đẫm ngòi bút, phải làm ngòi bút hết nước, có thể dùng giấy thấm nước cho khô đi . Gọi là “khô” không có nghĩa là khô cong mà nên để một lượng nước nhỏ đủ làm bút ẩm .
Sau khi viết phải lập tức rửa bút . Trong mực có keo, nếu không rửa bút ngay , ngòi bút sẽ bị kết dính với mực và keo, lần sau sử dụng sẽ khó hòa tan, làm bút chóng hỏng .
Sau khi rưả sạch, trước hết phải làm sạch nước và mực còn sót lại rồi mới treo lên giá, để nước nhỏ hết, cho tới khi khô thì thôi . Nên treo nơi thoáng mát, chỉ có thể mới bảo đảm bút giữ được hình và các đặc tính, không được phơi nắng . Việc bảo quản bút cần hiểu được thế nào là sự khô ráo .
Nguồn : Nam Long Nguyễn Quang Duy - thuhoavn.com
Các tin khác
Bút Lông
Bút lông là vật dung không thể thiếu của người học chữ. Lông bút có thể làm từ lông thỏ, đuôi ngựa, thậm chí là lông báo nữa. Cán bút có thể làm từ tre, gỗ, sừng trâu bò và cả ngọc quý. Bút thường được hồ cứng, khi dùng ngâm vào nước cho mềm ra. Một điểm đáng lưu ý là những cây bút có nét to thường được dùng phổ biến hơn bút có nét nhỏ vì chúng có thể vừa dùng để viết những chữ khổ to lại có thể dùng để viết những chữ bé.
Thường thì bạn không chỉ dùng 1 cây bút mà cần đến rất nhiều bút. Dùng xong bạn nên rửa bằng nước sạch một cách nhẹ nhàng để tránh lông bút bị gập gẫy, ngòi bút bị mất dáng và treo ngược bút lên giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét